- Ăn chân gà có tác động như thế nào đến sức khoẻ
- 1. Thành phần dinh dưỡng của chân gà
- 2. Bà bầu có nên ăn xương gà không?
- Ăn chân gà có béo không
- 1. Hàm lượng calo có trong chân gà
- 2. Mối quan hệ giữa cân nặng và calo
- Cách chế biến chân gà không sợ béo
- 1. Chân gà luộc
- 2. Chân gà rang muối
- 3. Chân gà xả tắc
- Tổng kết
Chân gà là một món ăn khoái khẩu của các bạn trẻ hiện nay. Nó phù hợp trong những bữa nhậu hay sử dụng như một món ăn vặt. Tuy nhiên, nhiều người khi ăn món này lại đặt ra câu hỏi: Chân gà có béo không? Để giải đáp thắc mắc mắc này mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Đồng thời, cùng chúng tôi tìm hiểu một vài món ăn ngon từ chân gà nhé.
Ăn chân gà có tác động như thế nào đến sức khoẻ
Ăn chân gà có tác động như thế nào đến sức khỏe
Chân gà là một bộ phận không có nhiều chất đạm như ức gà hay phần thịt của gà. Liệu ăn chân gà có mang lại chất dinh dưỡng cao không? Chân gà có béo không? Mình cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Thành phần dinh dưỡng của chân gà
Chân gà chứa một hàm lượng collagen lớn. Đây là nguồn cung cấp và bổ sung collagen hiệu quả cho phái đẹp.
Hơn nữa, hàm lượng collagen trong chân gà đạt tới 80% bổ sung dưỡng chất cho xương, dây chằng và hiệu quả trong việc chống lão hoá.
Trong chân gà còn chứa hyarulonic và chondroitin sulfate có tác dụng lớn trong quá trình phát triển chiều cao của con người.
Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những thành phần có trong chân gà có chức năng làm lành vết thương và chữa bệnh xương khớp nhanh chóng.
Như vậy, chân gà hoàn toàn tốt đối với sức khoẻ con người.
2. Bà bầu có nên ăn xương gà không?
Nếu bạn là một tín ngưỡng của chân gà nhưng lỡ đang có thai thì phải làm như thế nào?
Trước đây, quan niệm mẹ trẻ ăn chân gà sẽ làm con nhỏ bị run tay chân. Nhưng cho đến tận bây giờ, khi những nghiên cứu khoa học đã ra đời thì quan niệm đấy đã không còn đúng.
Trong chân gà chưa những chất dinh dưỡng cần để bổ sung cho quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bé ăn quá nhiều hoặc ăn những món được sơ chế không an toàn sẽ không tốt cho thai nhi. Hay ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ.
Vì vậy, nếu lỡ thèm thì mẹ bé nên mua những nguyên liệu sạch về nấu. Như vậy, vừa ngon vừa anh toàn vệ sinh.
Ăn chân gà có béo không
Chân gà có béo không
Chân gà chứa một hàm lượng lớn collagen vậy chân gà có béo không?
1. Hàm lượng calo có trong chân gà
Calo: 215 kcal/100g
Chất béo: 13gr
Lipit: 15gr
Các loại vitamin: A, D, B12
Ngoài ra, nó còn chứa các dưỡng chất như kali, canxi và sắt…
Như vậy, lượng calo trong chân gà cũng không quá cao. Vì vậy, những bạn yêu thích chân gà nhưng sợ béo chẳng cần phải lo nữa.
2. Mối quan hệ giữa cân nặng và calo
Dựa vào hàm lượng calo chân gà cung cấp để xác định liệu chân gà có béo k.
Như đã phân tích, hàm lượng calo trong chân gà không cao. Với lượng calo này các bạn có thể ăn thoả thích mà không sợ bị béo.
Hơn nữa, nếu ăn chân gà một cách khoa học còn hỗ trợ các bạn trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều và liên tục thì sẽ gây khó tiêu và có hại cho sức khoẻ. Vì vậy, bạn nên cân bằng và ăn vừa phải để có được dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể.
Cách chế biến chân gà không sợ béo
Mặc dù chân gà không gây béo nhưng nó còn tuỳ thuộc vào cách chế biến món ăn. Vì vậy, để trả lời câu hỏi chân gà có béo không chúng ta cũng nên tìm hiểu về một vài cách chế biến của nó.
1. Chân gà luộc
Đây là món ăn thích hợp cho quá trình ăn kiêng và giảm béo. Món ăn này đảm bảo về chất lượng và không chứa các chất phụ gia gây béo.
Tuy nhiên, nếu chỉ luộc không thì ăn sẽ chán và nhanh bị ngán. Các bạn có thể tẩm ướp hoặc chấm với muối tiêu chanh. Đảm bảo món ăn của bạn sẽ ngon và tròn vị hơn.
2. Chân gà rang muối
Chân gà rang muối
Đây là một món ăn vặt được nhiều người ưa thích. Vị giai giòn của chân gà, cay mặn của ớt và muối hoà quên vào nhau tạo nên hương vị đặm đà.
Các bạn có thể tìm mua ở hàng quán hay cũng có thể tự làm bởi những công thức đơn giản như sau:
Bước 1: Rửa sạch chân gà và để ráo nước. Lọc bỏ phần xương chân gà đi. Nếu không biết lọc bạn cũng có thể để nguyên.
Bước 2: Sả cắt thành những lát mỏng
Bước 3: Cho sả vào chảo dầu phi vàng, sau đó vớt ra và cho phần chân gà vào rán giòn.
Bước 4: Cho phần chân gà rán giòn vào đảo đều cùng muối và gạo rang giã nhuyễn. Cho vài lá chanh thái nhỏ vào là món ăn của bạn đã hoàn thành rồi. Thật đơn giản phải không.
3. Chân gà xả tắc
Chân gà sả tắc
Món ăn này sẽ rất phù hợp với những bạn đang giảm cân. Theo công thức này của chúng tôi, bạn sẽ không cần thắc mắc chân gà có béo không nữa. Hãy cùng chúng tôi tiến hành làm ngay món ăn này nhé.
Bước 1: Rửa sạch chân gà với rượu trắng để khử sạch mùi tanh.
Bước 2: Luộc chín chân gà trong khoảng 15-20 phút rồi vớt ra, ngâm vào nồi nước đá.
Bước 3: Trộn chung hỗn hợp nước mắm, giấm và đường theo tỉ lệ 1:1:1 rồi đun sôi trong vòng 3 phút. Sau đó, để nguội nước dùng.
Bước 4: Xếp chân gà vào mình thuỷ tinh đã được lau khô, cho luôn sả và ớt vào ngâm cùng. Cuối cùng đổ nước dùng vào sao cho ngập chân gà và đậy kín.
Như vậy, món chân gà sả tắc đã hoàn thành rồi. Vừa ngon, vừa bổ dưỡng mà ăn lại không sợ béo.
Tổng kết
Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể giải đáp được thắc mắc chân gà có béo không? Từ đó, các bạn sẽ thoả thích để nấu các món ngon từ chân gà. Chúc các bạn thành công!